Vận tải hàng hóa là một động từ chỉ sự di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Công việc này thường gắn với các dịch vụ vận tải hàng hóa (vận chuyển hàng hóa) với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gửi. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Ban đầu, việc vận tải chỉ được tiến hành trong mô gia đình và phục vụ cho bản thân thì chưa đủ điều kiện để hình thành dịch vụ vận tải. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển, hoạt động thương mại ra đời và nhu cầu đi lại tăng nhanh thì khi đó mới hình thành một dịch vụ mới mang tên dịch vụ vận tải. Dịch vụ vận tải là hoạt động kinh tế diễn ra giữa chủ thể (người vận tải) và khách thể (người sử dụng và trả tiền). Dịch vụ vận tải được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng.
Ngoài ra Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Định nghĩa dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Dịch vụ vận tải hàng hóa là dịch vụ vận chuyển các loại hàng hóa (không nằm trong danh mục cấm ở quốc gia và trên thế giới) với chuyển đa phương thức như: đường bộ, đường thủy, đường hàng không... Đó có thể là một hợp đồng vận chuyển hàng rời khối lượng lớn (từ cảng tới cảng) nhưng cũng có thể là vận chuyển hàng bằng container, xe tải hoặc là hợp đồng vận chuyển đa phương thức (từ địa điểm tiếp nhận hàng tới địa điểm trả hàng).
Theo tài liệu của Liên hợp quốc: Dịch vụ Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
Vận tải hàng hóa và Logistics có liên quan gì đến nhau khi mà logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.
Dịch vụ Logistics là dịch vụ mà ở đó thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Như vậy trong dịch vụ Logistics có dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác đi liền để hỗ trợ hàng hóa tới đích cuối cùng. Người kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ đảm nhận toàn bộ tất cả các khâu trong quá trình hình thành và vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ cuối cùng, người kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan một cách vững vàng để cung cấp một dịch vụ trọn gói chứ không phải chỉ có đơn thuần vận tải và giao nhận hàng hóa…
Có thể nói dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ là một khâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng Logistics. Vận tải hàng hóa là 1 mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng Logistics
- Chi phí vận chuyển chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc doanh nghiệp như kho hàng, nhà cung cấp hàng hoá, địa điểm bán lẻ, khách hàng và người tiêu dùng.
- Phương thức vận chuyển ảnh hưởng đến yêu cầu hàng tồn kho: Hệ thống vận chuyển tốc độ cao hoặc với chi phí cao sẽ tương đương với số lượng hàng tồn kho ít hơn, trong khi hệ thống vận chuyển tốc độ chậm và rẻ hơn sẽ đáp ứng số lượng hàng tồn kho lớn hơn.
- Việc lựa chọn các phương thức vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến lịch trình giao hàng hoặc cách đóng gói hàng hóa.
- Quy tắc phân loại phương tiện vận chuyển và phương thức vận chuyển có khả năng ảnh hưởng đến bao bì sản phẩm.
- Hợp đồng đàm phán có thể thay đổi cách thức hoạt động của quá trình vận tải.
Quá trình vận tải bao hàng hóa gồm rất nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. Mỗi phương thức lại ảnh hưởng đến logistics theo các cách khác nhau, cụ thể như sau:
- Vận tải đường bộ: Rất linh hoạt, có thể áp dụng cho dịch vụ giao hàng tận nhà. Vận tải đường bộ hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cách xa cảng, trạm hoặc các điểm tải hàng.
- Vận tải đường sắt: Đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải. Phương thức này có thể vận chuyển hàng hóa theo khối lượng lớn một cách ổn định và với chi phí thấp hơn so với đường bộ.
- Vận tải hàng không: phù hợp với các lô hàng giá trị cao, thường được áp dụng để đảm bảo chất lượng hàng hoá. Tốc độ giao hàng nhanh giúp giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển, từ đó cải thiện chất lượng tổng quát của dịch vụ logistics và giảm chi phí do thất lạc hàng hóa.
- Vận tải đường thủy: Đây là loại hình vận tải phổ biến nhất được sử dụng trong logistics vì những ưu điểm như: công suất lớn, chi phí vận chuyển thấp,... Vận tải đường thủy được sử dụng chủ yếu trong giao dịch quốc tế.
Dịch vụ vận tải đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các nguồn tài nguyên thành sản phẩm thực tế. Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí và tối đa hóa dịch vụ, và đó cũng là mục đích của logistics trong kinh doanh. Khi được lên kế hoạch cẩn thận, dịch vụ vận tải có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh hàng đầu cho các công ty.
Chiến thuật vận tải hiệu quả cũng hỗ trợ chuỗi logistics trong quá trình toàn cầu hóa sản phẩm. Đây cũng là thành quả của việc tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa từ các quốc gia có nguồn lao động chi phí thấp như Trung Quốc và Ấn Độ.
Chi phí vận chuyển và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là hai yếu tố quan trọng nhất cần được tối ưu hóa. Để đạt được mục tiêu này, các công ty cần đưa ra các quyết định vận tải hiệu quả dựa trên các điều kiện nhất định sau:
Biến chiến lược vận tải thành chiến lược cạnh tranh.
Kết hợp hài hoà giữa vận tải nội bộ và vận tải thuê ở ngoài để đáp ứng mục tiêu của công ty.
Có khả năng tương thích với thương mại điện tử.
Sử dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí vận chuyển và tăng độ nhạy bén trong mạng lưới vận tải.
Hiện nay dịch vụ vận tải cũng được tiến hành thông qua các hình thức:
- Đường bộ
- Đường thủy
- Đường hàng không
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics hiện nay luôn tìm cách đa dạng phương thức vận chuyển, các phương thức vận tải và cũng có thể kết hợp với nhau một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả tạo thành một dịch vụ có tên là vận tải đa phương thức. Theo đó, hàng hóa chỉ cần qua một công ty dịch vụ, được vận chuyển qua nhiều phương thức, nhiều vùng lãnh thổ, đến điểm đích là nơi nhận hàng của quý khách hàng.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp về chủ đề “dịch vụ vận tải hàng hóa là gì? vai trò của vận tải trong Logistics”. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề đang hot này trên thị trường. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đừng quên truy cập website: davitrans.com để biết thêm thông tin nhé! Cám ơn bạn đã đón đọc bài viết!
Administrator