Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn cung cấp nhiều mặt hàng không chỉ cho Việt Nam mà còn trên cả Thế giới. Và nhu cầu mặc đẹp luôn là xu hướng chung được nhiều đối tượng khách hàng hướng đến. Để có thể cung ứng đầy đủ thì việc nhập khẩu vải từ Trung Quốc là điều dễ hiểu.
Chỉ trong năm 2021 riêng nhập khẩu vải may mặc đã chiếm 62,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm trước khi quyết định nhập khẩu.
Nhu cầu nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu và giám sát kỹ lưỡng. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo rằng thị trường nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc tại Việt Nam được phát triển bền vững và có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Trước hết, thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu vào nước đó mà có nguồn gốc từ nước khác nhằm bảo hộ thị trường tiêu thụ và sản xuất trong nước cũng như tăng ngân sách cho nhà nước.
Vải may mặc không thuộc danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên không cần xin giấy phép nhập khẩu hay giấy phép gì khác mà sẽ được nhập khẩu như hàng thông thường. Đối với vải nhập khẩu từ Trung Quốc thuế nhập khẩu sẽ là 0% khi bạn cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan để được ưu đãi thuế.
Ngoài ra, tuỳ vào từng loại vải khác nhau được tỷ lệ % của 3 loại thuế dưới đây cũng khác nhau:
- Thuế VAT của vải may mặc thường là từ 5-10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS
- Thuế ưu đãi đặc biệt.
Bạn có thể tự tìm hiểu thêm hoặc liên hệ đơn vị vận chuyển Trung Việt uy tín họ sẽ tư vấn cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Thuế nhập khẩu vải từ trung Quốc là bao nhiêu?
Ngoài việc quan tâm về phần trăm thuế áp lên việc nhập khẩu vải thì bạn nên biết cách tính thuế nhập khẩu. Và căn cứ vào Luật thuế xuất nhập khẩu có 3 phương pháp tính thuế nhập khẩu, lần lượt là:
- Tính theo tỷ lệ phần trăm:
Thuế NK = Số lượng hàng hóa NK * Giá tính thuế của mỗi đơn vị hàng hoá * Thuế suất thuế NK
- Tính theo thuế tuyệt đối:
Thuế NK = Số lượng hàng hóa NK * Giá trị thuế NK mà cơ quan hải quan ấn định
Thuế NK = Tổng số thuế phải nộp theo phương pháp tỷ lệ phần trăm và tuyệt đối.
Ở cả 3 phương pháp tính thuế này đều có điểm khác biệt, bạn có thể dựa vào đây để tham khảo trước và dự trù về số tiền mình cần đóng.
Vậy nộp thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc hay bất cứ mặt hàng hoá nào vào thời điểm nào? Trong phần này sẽ có đáp án ngay cho bạn tham khảo nhé!
- Trước thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
- Đối với đối tượng được ưu tiên thì sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa hạn chót nộp thuế là ngày thứ 10 của tháng kế tiếp.
- Đối với doanh nghiệp được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì được nộp thuế sau thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền phạt theo quy định. Phí nộp chậm sẽ được tính từ ngày được thông quan và tối đa 30 ngày từ khi bạn đăng ký tờ khai hải quan.
Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp đặc biệt như: hàng hoá chưa có giá chính thức tại thời điểm khai hải quan, hàng hoá có khoản thực thanh toán.
Thời điểm nộp thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam
Vấn đề thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc chúng tôi cũng có chia sẻ ở trên rồi. Ngoài ra, khi chuẩn bị làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bạn cũng cần có đầy đủ các giấy tờ như: chứng nhận xuất xứ C/O form E, invoice, packing list, bill of lading,.... Thủ tục nhập khẩu không có gì quá loằng ngoằng nên nếu bạn thực hiện quen rồi thì sẽ rất nhanh chóng.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nhưng chứng từ như:
- Contract (hợp đồng);
- Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of Lading (vận đơn);
- C/O form E (Cấp bởi xưởng sản xuất Trung Quốc);
Và nhớ bạn nên nắm chắc những thông tin sau của hàng hoá mà bạn muốn nhập khẩu nhé!
- Tên hàng
- Thành phần chất liệu: bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì….
- Công nghệ dệt: (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…)
- Công dụng làm gì: may mặc, rèm cửa, lau nhà….
- Khổ vải: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng
- Mật độ sợi hoặc định lượng
Điều này giúp việc nhập khẩu hàng được thúc đẩy và diễn ra nhanh chóng hơn khi mà bạn không biết thông tin gì phải đi hỏi hoặc đi check lại từng tí một.
Thủ tục nhập khẩu vải từ Trung Quốc đơn giản, nhanh chóng
Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam là từ 0 - 12% tuỳ vào quy định. Vậy quá trình thông quan hàng hoá diễn ra như thế nào? Đối với vải may mặc hay bất cứ thủ tục nhập khẩu mặt hàng thường khác sẽ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan: người dùng cần phải khai tờ khai hải quan và nhập thông tin lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm.
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan: mở tờ khai hải quan và thực hiện các bước mở tờ khai tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ.
- Bước 3: Thông tin tờ khai hải quan: cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và chấp nhận thông quan tờ khai nếu không có thắc mắc gì. Người kê khai có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
- Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng: khi tờ khai thông quan được chấp nhận, tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho bảo quản và sử dụng.
Quy trình nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam
Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam liên quan đến mã HS code, mỗi mã HS khác nhau sẽ có mức thuế khác nhau. Chỉ riêng với vải thôi cũng chia làm nhiều loại như: vải polyester, vải 100% cotton, vải thun, dệt kim,.... sẽ có mức giá và mức thuế khác nhau.
- Mã HS code của vải sợi polyester là: 54023300 với thuế nhập khẩu là 0% và VAT là 10% nếu chứng minh được nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Mã HS code của vải dệt thoi khổ hẹp: 58061020 hoặc 58061010 với thuế nhập khẩu là 12% và VAT là 10% (từ năm 2017 không áp dụng ưu đãi thuế 0% cho mã vải này).
- Mã HS code của thảm và dệt trải sàn là: 5702 với mức thuế nhập khẩu là 0% và 10% VAT nếu bạn chứng nhận xuất xứ C/O form E.
- Mã HS code của vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa là 5113.00.00 với mức thuế nhập khẩu là 12% và thuế suất ACFTA là 0%.
- Mã HS code của vải vân điểm, trọng lượng không quá 100 g/m2 là 5208.11.00 với mức thuế nhập khẩu là 12% và thuế suất ACFTA là 5%.
- Mã HS code của Vải dệt khác là 5208.29.00 với mức thuế nhập khẩu là 12% và thuế suất ACFTA là 5%.
- Mã HS code của Vải Ikat là 5208.41.10 với mức thuế nhập khẩu là 12% và thuế suất ACFTA là 5%.
Ngoài ra, bạn có thể tra cứu bất cứ mã HS code nào tại trang web: http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx hoặc https://www.exportgenius.in/hs-code để biết rõ hơn về thuế của từng loại cũng như nhanh chóng hơn nhé!
Mã HS code để nộp thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc
Dán nhãn lên hàng hoá không phải quy định gì mới mẻ, tuy nhiên từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn trở nên khắt khe hơn nhiều. Việc dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích xác định được xuất xứ hàng hóa từ đâu và đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm về hàng hoá.
Nội dung dán nhãn bắt buộc phải có những thông tin sau:
- Thông tin địa chỉ, tên công ty của bên xuất khẩu;
- Thông tin địa chỉ, tên công ty của bên nhập khẩu;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Tên hàng hoá và thông tin hàng hoá;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến vị trí dán nhãn trên hàng hoá. Nhãn dán phải được dán lên bề mặt của các kiện hàng như: trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm hoặc vị trí dễ nhìn thấy.
Và cuối cùng, nếu bạn không thực hiện đúng với quy định thì sẽ có những rủi ro bị như:
- Bị phạt tiền theo quy định, Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.
Thuế nhập khẩu vài từ Trung Quốc và quy cách dán nhãn
Ngoài những thành phẩm như: quần áo, giày dép, túi xách ra thì đất nước tỷ dân này còn cực kỳ nổi tiếng với các khu chợ vải Trung Quốc nổi tiếng. Và Việt Nam là nước nhập khẩu vải may mặc vô cùng lớn của Trung Quốc. Cũng chính xuất phát từ nhu cầu này mà các công ty vận chuyển ra đời ngày càng nhiều hơn. Đây là giải pháp vô cùng hợp lý trước nhu cầu đang tăng cao này.
Hiện nay, Davitrans là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam. Hơn thế nữa, những vấn để như thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam các doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ được tư vấn kỹ càng về các thủ tục và quy trình.
Công ty nhập khẩu vải từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín
Ngoài ra, với những mối quan hệ và kinh nghiệm dày dặn của mình trong nhiều năm hoạt động chúng tôi sẽ đưa đến những cam kết khi vận chuyển hàng Trung Quốc. Với hệ thống kho bãi trải dài ở Việt Nam và Trung Quốc thuận tiện cho quá trình lưu kho và bốc dỡ hàng hoá. Chính điều này giúp chi phí khi vận chuyển của Davitrans thấp hơn so với những đơn vị phải đi thuê kho. Thêm vào đó là đội ngũ nhân viên dày dặn tiếng Trung lại am hiểu về các thủ tục pháp lý trong việc thông quan hàng hoá sẽ là điều kiện lý tưởng cho việc nhập hàng.
Với 3 hình thức vận chuyển chính là đường bộ, đường biển và đường hàng không chúng tôi cam kết hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc mà bạn nên biết. Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hoá hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!
Phạm Chi - BTV Davitrans