Ngoài việc hiểu về thông quan hàng hoá là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thêm những vấn đề xung quanh của thủ tục thông quan. Phần này của bài viết sẽ giúp giải đáp nhiều thắc mắc từ lâu của bạn về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật, tại khoản 21 điều 4 Luật Hải quan 2014 thì “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hoá được xuất, nhập khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác".
Còn thông quan hàng hoá được hiểu là quy trình kiểm duyệt hồ sơ, kiểm tra hàng hoá trước khi xuất hoặc nhập khẩu khỏi một quốc gia. Đây là bước quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu của một lô hàng. Thủ tục này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý và đảm bảo hàng hóa hợp pháp, đúng với quy định của pháp luật trước khi xuất hoặc nhập khẩu.
Việc thông quan hàng hoá là điều vô cùng quan trọng. Khi bất cứ lô hàng nào được nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ tại Việt Nam và các nước khác thì người đại diện khai hải quan phải thông báo cho chính quyền nước sở tại về hàng hoá đó.
Người khai báo hải quan thường là: chủ phương tiện vận tải, người điều khiển, chủ hàng hoá, đại lý thủ tục hải quan, người được uỷ quyền bởi chủ cửa hàng. Và chỉ khi thực hiện đầy đủ thủ tục thì hàng hoá mới được nhập khẩu vào Việt Nam. Người khai hải quan phải có chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp cho cơ quan hải quan.
Vậy đối tượng được thông quan hàng hoá là gì? Ngay từ trong cụm từ đã thấy được đối tượng chính là hàng hoá và không áp dụng cho đối tượng là con người. Và ngoài ra:
- Đối với hàng hóa: là những hàng hoá không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu do pháp luật Việt Nam quy định. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ về việc chủng loại, mẫu mã, số lượng của từng loại hàng hóa trong trường hợp cụ thể.
- Đối với phương tiện vận tải: khi muốn xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh, cần đáp ứng những quy tắc được quy định trong Hồ sơ hải quan phương tiện.
Để hàng hoá được thông quan bạn cần đáp ứng đầy đủ các thủ tục hải quan cũng như hoàn thành các bước theo đúng trình tự đã được quy định. Vậy hàng hóa được thông quan khi nào? Bạn có thể hiểu đơn giản là “Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan”. Ngoài ra, hàng hoá xuất nhập khẩu được thông quan khi:
- Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
- Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
- Hàng hóa phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường và một số loại thuế khác theo quy định (nếu có).
- Hàng hóa phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, dịch bệnh, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng nộp thuế.
- Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ khoản ngân sách của nhà nước.
Việc hiểu và nắm rõ về các bước thông quan hàng hóa sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua các nước. Ở bài viết này, chúng tôi chia rõ ra hai quy trình là thông quan hàng hoá xuất khẩu và thông quan hàng hoá nhập khẩu.
Chỉ với 5 bước dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về hàng hoá xuất khẩu sẽ đi theo quy trình như thế nào.
- Bước 1: Nếu hàng hoá là loại thông thường gì tuy nhiên nếu là hàng hoá thuộc loại phải công bố thì doanh nghiệp hay cá nhân phải công bố hợp quy trước khi hàng cập bến.
- Bước 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hợp đồng, phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng, vận đơn lô hàng, hoá đơn thương mại.
- Bước 3: Khi nhận được tờ giấy báo hàng, doanh nghiệp phải khai báo hải quan và truyền đi sau đó nếu thông tin đầy đủ và chính xác hệ thống sẽ tự động cấp số.
- Bước 4: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để lấy được lệnh giao hàng như CCCD, bản sao vận đơn cũng như bản gốc có dấu.
- Bước 5: Sau khi truyền tờ đơn đi hệ thống sẽ tự động phân bổ hàng hoá thành luồng xanh và đỏ. Luồng xanh là doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế, luồng đỏ là hàng bị kiểm hoá.
- Bước 6: Doanh nghiệp nộp thuế VAT và thuế nhập khẩu ngoài ra có thể nộp thêm tuỳ loại hàng hoá.
- Bước 7: Vận chuyển hàng hoá về kho và bảo quản.
Theo quy định của pháp luật, chi phí thông quan cần 3 loại là: phí dịch vụ thông quan, lệ phí hải quan, và thuế xuất nhập khẩu. Các chi phí liên quan đến việc thông quan hàng hoá sẽ do bên thứ ba thu không liên quan đến nhà nước. Ngoài ra, còn một số loại phí khác như:
- Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh: 20.000 đồng/tờ khai.
- Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 200.000 đồng/01 đơn.
- Phí hải quan cấp sổ ATA: 1.000.000 đồng/sổ.
- Phí hải quan cấp lại sổ ATA: 500.000 đồng/sổ.
- Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh: 200.000 đồng/tờ khai.
- Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ: 200.000 đồng/phương tiện.
*** Lưu ý: không phải hàng hoá nào nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải nộp thuế. Ví dụ như: hàng hoá có giá trị hoặc có số tiền thuế phải nộp vào dưới mức tối thiểu. Hay nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Quy định về thời gian đối với thông quan qua biên giới được rút ngắn xuống còn 60 giờ và 80 giờ với hàng nhập khẩu. Thời gian thông quan của ngành hải quan dài hơn: hàng xuất khẩu là 240 giờ, hàng nhập khẩu là 288 giờ.
Bạn cần nắm rõ những hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam để tránh được hình phạt lên doanh nghiệp của mình. Ngoài ra cần nắm rõ những mức phí mà hàng hoá của doanh nghiệp phải chịu để có phương án kinh doanh hợp lý.
Các đơn hàng xuất nhập khẩu có giá trị dưới 1.000.000VND sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT (theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010).
Nhiều đơn vị hay “kêu ca" vì những thủ tục thông quan hàng hoá tốn quá nhiều thời gian nhưng đây là điều bắt buộc đối với bất cứ hàng hóa nào vận chuyển qua đường biên giới. Vì vậy, để góp phần giúp hàng hoá của bạn được nhanh chóng hơn chúng tôi đưa ra cho bạn một số lưu ý sau đây:
- Xác định được mã HS code trước khi nhập khẩu.
- Hàng hoá được thông quan khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế.
- Những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện.
- Những hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại sẽ cần cung cấp giấy tờ xuất xứ, nguồn gốc để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.
Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về thông quan hàng hoá là gì? Cùng nhiều vấn đề xung quanh thủ tục thông quan. Và đừng quên theo dõi Davitrans để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Phạm Chi - BTV Davitrans